Quy định về ký hiệu cầu thang trong bản vẽ xây dựng

Biết đọc bản vẽ xây dựng nhất là ký hiệu cầu thang trong bản vẽ là một trong những yêu cầu cần thiết nhất khi bạn muốn bắt đầu vào thực hiện hay thi công xây dựng. Chính vì thế mà trong bài viết sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn những kiến thức cơ bản nhất để có thể biết về một bản vẽ xây dựng cho nhà ở như thế nào.

Khái niệm về bản vẽ xây dựng

ký hiệu cầu thang trong bản vẽ

Nếu các bạn không phải là người trong ngành hay có kiến thức về xây dựng thì chắc chắn bạn sẽ không biết bản vẽ xây dựng là gì. Bản vẽ xây dựng là một bản vẽ mặt bằng, mặt đứng, mặt bên và mặt cắt của các chi tiết trong một công trình. Hay hiểu cách khác đúng chuyên ngành thì đó là một bản vẽ mà người thiết kế thể hiện lại bằng các ký hiệu trên bản vẽ theo những tiêu chuẩn ở Việt Nam trong xây dựng.

Mục đích của bản vẽ này đó là cung cấp những thông tin để thực hiện việc thi công, tránh những sai sót và sự mơ hồ hay nhầm lẫn. 

Ký hiệu cầu thang trong bản vẽ

Ký hiệu cầu thang trong bản vẽ là những ký hiệu dùng để thể hiện cho tất cả những loại cầu thang và đường dốc thoải, không đề cập đến các vật liệu xây dựng. Nếu bản vẽ có tỉ lệ từ 1:100 hoặc lớn hơn thì ký hiệu cầu thang phải thể hiện đầy đủ chi tiết cả vật liệu cũng như các cấu trúc theo đúng tỷ lệ tính toán của kết cấu.

Quy định về khung tên và khung bản vẽ trong bản vẽ 

ký hiệu cầu thang trong bản vẽ 1

Trong bản vẽ xây dựng, khung bản vẽ được quy định là một hình chữ nhật để giới hạn phần giấy và các thông tin nằm trên đó. Khung ngoài cùng là một nét liền đậm, cách viền mép giấy 10mm đối với khổ A0 và A1, và là 5mm đối với khổ giấy A2, A3 và A4.

Khung tên bản vẽ có thể được đặt theo một chiều ngang hoặc chiều dọc phụ thuộc vào cách trình bày của người thiết kế ra. Hầu hết khung tên được đặt cạnh dưới và góc bên phải của bản vẽ. Trong đó khung tên trên mỗi bản vẽ phải được đặt sao cho các ký tự được điền trên khung tên có dấu hướng lên trên hoặc là hướng sang trái đối với bản vẽ để thuận tiện cho việc tìm kiếm sau này và giữ cho những bản vẽ không bị thất lạc.

Quy định về các nét trong bản vẽ

ký hiệu cầu thang trong bản vẽ 2

Trong bản vẽ xây dựng hiện tại thì sẽ có các quy định về nét vẽ, dựa vào đó mà các kiến trúc sư cũng như những người thực hiện đọc bản vẽ có thể hiểu được thông tin chi tiết liên quan đến bản vẽ.

Nếu như trong bản vẽ có những nét vẽ trùng nhau thì người thiết kế sẽ được ưu tiên thứ tự sau:

  • Nét liền đậm (cạnh thấy và là đường bao thấy).
  • Nét đứt (cạnh khuất và là đường bao khuất).
  • Nét chấm có gạch mảnh (giới hạn của mặt phẳng cắt).
  • Nét chấm không có gạch mảnh trục đối xứng và là đường tâm).
  • Nét liền mảnh (thể hiện cho đường kích thước).

Quy định về kích thước trong bản vẽ

Trong bản vẽ thiết kế xây dựng, kích thước sẽ quy định bao gồm 3 thành phần đó là đường kích thước, đường dóng và các chỉ số kích thước. Các nhà thiết kế khi biểu diễn nên một hình trên bản vẽ cần thực hiện theo các thứ tự đó là: vẽ đường dóng, vẽ kích thước sau và cuối cùng là đến điền con số kích thước.

Trong phần kích thước này cũng sẽ có những quy ước chung đó là:
Kích thước được điền trên bản vẽ là kích thước thật của vật thật, không phụ thuộc vào các tỷ lệ của hình hiển thị.

Đơn vị đo kích thước dài là mm, không cần ghi đơn vị sau các chỉ số kích thước.
Đơn vị đo cao độ là m, không cần ghi đơn vị đằng sau chỉ số kích thước.
Đơn vị đo kích thước góc là độ, phút, giây và cần phải ghi thêm đơn vị sau chỉ số kích thước.

ký hiệu cầu thang trong bản vẽ 3

Cách đọc bản vẽ xây dựng nhanh nhất, hiệu quả

Bước 1: Khi bạn cầm trên tay bản hồ sơ thiết kế chi tiết của một công trình, bạn cần phải đọc bản vẽ tổng mặt bằng đầu tiên. Cách đọc rất đơn giản là bạn nên đọc theo thứ tự, đọc từ mặt bằng tầng 1, sau đó tầng 2… rồi xem đến các phòng chức năng bên trong của căn nhà như phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, phòng thờ hay nhà vệ sinh, cửa chính và các cửa ngách.

Bước 2: Đọc bản vẽ phối cảnh từng phòng để hiểu cũng như có thể tưởng tượng được tổng thể của căn nhà sau khi hoàn thiện.

Bước 3: Đọc bản vẽ mặt cắt đứng để có thể biết được hình dáng sơ bộ kiến trúc bên ngoài của công trình.

Bước 4: Đọc bản vẽ mặt cắt ngang để có thể hiểu rõ không gian mỗi phòng trong công trình.

Bước 5: Đọc bản vẽ kết cấu, nên chú ý đến các chi tiết như móng, dầm, cột, sàn hay các hệ thống như cầu thang…

ký hiệu cầu thang trong bản vẽ 4

Thông thường chỉ có những người tìm hiểu và làm việc trong ngành kiến trúc, xây dựng mới đọc hiểu được bản vẽ xây dựng. Tuy nhiên, qua bài viết trên thì những người bình thường không nghiên cứu trong những ngành nghề đó cũng có thể hiểu được những yếu tố quan trọng cũng như như ký hiệu cầu thang trong bản vẽ là gì?

Trả lời

TIN TỨC LIÊN QUAN