Hợp đồng trọn gói là gì? Những điều cần biết về hợp đồng trọn gói

Hợp đồng trọn gói là gì? Nguyên tắc thanh toán và các lưu ý khi sử dụng hợp đồng thanh toán như thế nào? Tất cả sẽ được chúng tôi giới thiệu qua bài viết sau. Mời bạn đọc cùng tham khảo!

1. Hợp đồng trọn gói là gì? 

“Hợp đồng trọn gói là hợp đồng có giá cố định trong suốt thời gian thực hiện đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng. Việc thanh toán đối với hợp đồng trọn gói được thực hiện nhiều lần trong quá trình thực hiện hoặc thanh toán một lần khi hoàn thành hợp đồng. Tổng số tiền mà nhà thầu được thanh toán cho đến khi hoàn thành các nghĩa vụ trong hợp đồng bằng đúng giá ghi trong hợp đồng”.

(Quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 62, Luật Đấu thầu ban hành năm 2013)

Như vậy, hợp đồng trọn gói là loại hợp đồng có giá trị không đổi sau khi được thỏa thuận và ký kết hợp đồng. Tổng số tiền nhà thầu nhận sau khi hoàn thành dự án sẽ bằng đúng với giá trị ước định trên hợp đồng và không bị thay đổi bởi sự ảnh hưởng của các yếu tố khác. 

hợp đồng trọn gói là gì
Hợp đồng trọn gói là gì?

2. Nguyên tắc áp dụng thanh toán của hợp đồng trọn gói là gì?

Số lần thanh toán phụ thuộc vào nhu cầu và thỏa thuận giữa các bên lập hợp đồng trọn gói là gì. Cụ thể, việc thanh toán hợp đồng trọn gói được  được thực hiện như sau: 

  • Thanh toán một lần sau khi nhà thầu hoàn thành tất cả trách nhiệm đối với dự án được quy định tại hợp đồng trọn gói. Số tiền nhà thầu nhận được bằng với giá trị của hợp đồng, trừ đi giá trị ứng (nếu có). 
  • Thanh toán nhiều lần sau mỗi lần nghiệm thu. Số tiền nhà thầu nhận được mỗi lần thanh toán bằng với giá trị của khối lượng công việc từng hạng mục hoàn thành. Trường hợp không thể xác định giá trị chi tiết của khối lượng công việc, việc thanh toán có thể được tiến hành dựa trên tỷ lệ phần trăm (%) giá trị được quy định theo hợp đồng. 

(Quy định tại Điều 95, Nghị định 63/2014/NĐ-CP về Thanh toán hợp đồng trọn gói)

Các giấy tờ cần thiết khi lập hồ sơ thanh toán hợp đồng trọn gói bao gồm: 

  • Đối với gói thầu thi công công trình: Biên bản nghiệm thu có xác nhận của chủ đầu tư, nhà thầu và tư vấn giám sát công trình (nếu có). Nội dung của biên bản này là xác nhận hoàn thành công trình, hạng mục công trình hoặc khối lượng công việc phù hợp với thiết kế đã được nhà thầu thực hiện. 
  • Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa: Biên bản nghiệm thu hàng hóa và các loại giấy tờ về danh mục hàng hóa, giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa, chứng từ vận tải, giấy chứng nhận xuất xứ, hóa đơn bảo hiểm và loại giấy tờ khác liên quan. 

3. Các trường hợp sử dụng hợp đồng trọn gói là gì?

Tại Điểm c, Khoản 1, Điều 62, Luật Đấu thầu 2013 quy định các trường hợp sử dụng hợp đồng trọn gói bao gồm: 

  • Đối với các hạng mục khác, chủ đầu tư có thể lựa chọn áp dụng Hợp đồng theo đơn giá cố định hoặc Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh (khoản 2 và khoản 3). Tuy nhiên người phê duyệt kế hoạch lựa chọn phải đảm bảo rằng, loại hình hợp đồng lựa chọn phải phù hợp hơn so với hợp đồng trọn gói. 
  • Các gói thầu về cung cấp dịch vụ tư vấn và phi tư vấn đơn giản, các gói thầu mua sắm hàng hóa hoặc xây lắp có quy mô nhỏ thì phải áp dụng hợp đồng trọn gói. 

Việc xác định tính chất, quy mô của gói thầu thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư dự án. Theo đó, chủ đầu tư cần căn cứ theo tính chất kỹ thuật, đặc điểm và điều kiện cụ thể, pháp luật chuyên ngành để xác định gói thầu ở mức độ thông thường, đơn giản hay phức tạp.

hợp đồng trọn gói là gì
Các gói thầu áp dụng hợp đồng trọn gói là gì?

4. Các lưu ý khi sử dụng hợp đồng trọn gói là gì? 

Khi sử dụng hợp đồng trọn gói, các bên tham gia cần lưu ý: 

  • Việc thanh toán hợp đồng trọn gói có thể thực hiện một lần sau khi hoàn thành dự án hoặc nhiều lần trong suốt quá trình thực hiện dự án dựa theo quy ước trên hợp đồng. Số tiền nhà thầu nhận được bằng đúng với số tiền được quy định tại các điều khoản liên quan trên hợp đồng.

(Điểm a, Khoản 1, Điều 62, Luật Đấu thầu 2013)

  • Đối với gói thầu xây lắp, các bên cần rà soát bảng chi tiết khối lượng công việc. Bên mời thầu thực hiện báo cáo chủ đầu tư xem xét và điều chỉnh khối lượng công việc nhằm phù hợp với thiết kế nếu phát hiện bất kỳ sai sót. 

(Điểm d, Khoản 1, Điều 62, Luật Đấu thầu 2013)

  • Đối với các gói thầu mua sắm hàng hóa, bên mời thầu chịu trách nhiệm về tính chính xác của khối lượng và số lượng công việc. Trong trường hợp sử dụng nhà thầu tư vấn thì chủ đầu tư, đơn vị có nhu cầu mua sắm, hoặc bên mời thầu phải có quy định về trách nhiệm của các bên trong việc xử lý, đền bù đối với việc tính sai khối lượng, số lượng công việc đối với nhà thầu tư vấn. 

(Điểm đ, Khoản 1, Điều 62, Luật Đấu thầu 2013)

TÀI LIỆU THAM KHẢO: Luật Đấu thầu – 2013

Bài viết đã cung cấp các thông tin về hợp đồng trọn gói là gì và những điều liên quan của loại hợp đồng này. Hy vọng thông tin đã đưa sẽ có ích cho nhu cầu tìm kiếm thông tin của bạn đọc. 

Cảm ơn đã theo dõi bài viết!

Trả lời

TIN TỨC LIÊN QUAN