Thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang

Bạn có biết Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang thành lập khi nào? Thành lập với nhiệm vụ và quyền hạn gì hay không? Vậy bạn hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây nhé!

ban quản lý khu kinh tế phú quốc

Thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Quốc

Ban quản lý khu kinh tế Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang thành lập dựa trên cơ sở tổ chức lại ban quản lý đầu tư và phát triển đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang theo Quyết định số 42/2007/QĐ-TTg ngày 29 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.

Đây là cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang, là 1 trong hai chức năng của ban quản lý đó là quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công và các dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến các hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh cho nhà đầu tư trong Khu kinh tế Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. 

Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Quốc

ban quản lý khu kinh tế phú quốc

1. Tổ chức xây dựng khu kinh tế theo kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt trong quy hoạch chi tiết xây dựng của khu kinh tế 

2. Tham gia ý kiến với các Bộ, ngành, và địa phương trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, quy hoạch liên quan đến các hoạt động đầu tư, và phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

3. Tham gia ý kiến, xây dựng và trình các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và thực hiện các công việc sau:

– Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, và quy hoạch có liên quan đến hoạt động đầu tư, và phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế

– Xây dựng Quy chế phối hợp với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc là các cơ quan có liên quan để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo cơ chế một cửa và một cửa liên thông

– Xây dựng chương trình, kế hoạch về xúc tiến đầu tư và phát triển khu công nghiệp

– Xây dựng kế hoạch hàng năm và 5 năm về phát triển nguồn nhân lực, để đáp ứng nhu cầu khu công nghiệp

– Dự toán ngân sách, kinh phí hoạt động sự nghiệp, vốn đầu tư phát triển hàng năm của Ban Quản lý 

4. Ban Quản lý thực hiện các nhiệm vụ sau theo quy định của pháp luật:

– Quản lý, phổ biến, hướng dẫn, và kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định, quy hoạch, kế hoạch có liên quan tới khu công nghiệp, và khu kinh tế đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

– Đăng ký đầu tư; thẩm tra và cấp, điều chỉnh, và thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền 

– Phối hợp với lại cơ quan chức năng khi các cơ quan chức năng tổ chức các cuộc thanh tra việc thực hiện quy định, quy hoạch, và kế hoạch có liên quan tới khu công nghiệp, khu kinh tế.

– Kiểm tra, và giám sát việc thực hiện mục tiêu đầu tư 

– Phối hợp với các đơn vị Công an trong việc kiểm tra công tác giữ gìn an ninh, và trật tự, xây dựng. 

– Giải quyết khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư tại khu công nghiệp, khu kinh tế và những kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết các vấn đề vượt thẩm quyền.

– Nhận báo cáo thống kê, và báo cáo tài chính của doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, và khu kinh tế; đánh giá hiệu quả đầu tư ở trong khu công nghiệp, khu kinh tế

– Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc xây dựng, quản lý hệ thống thông tin về khu công nghiệp, khu kinh tế thuộc thẩm quyền quản lý

– Báo cáo định kỳ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, và các Bộ, ngành có liên quan

– Tổ chức phong trào thi đua, khen thưởng cho doanh nghiệp ở trong khu công nghiệp, khu kinh tế

– Tổ chức và phối hợp với lại các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, và chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong khu

– Quản lý tài chính, tài sản, và ngân sách được giao

– Thực hiện những nhiệm vụ khác do UBND cấp tỉnh giao.

5. Xây dựng, và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định theo thẩm quyền

6.  Ban Quản lý thực hiện các nhiệm vụ theo ủy quyền và hướng dẫn của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền

7. Trách nhiệm quản lý đất đai

– Phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, và giải phóng mặt bằng để thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

– Quyết định mức thu tiền sử dụng đất, và tiền thuê đất nhưng giá đất để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất không được thấp hơn giá đất ở trong Bảng giá do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định

– Thu hồi đất đã giao lại, và cho thuê đối với trường hợp người sử dụng đất có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai 

– Quy định trình tự, và thủ tục hành chính về đất đai tại khu kinh tế;

Kết luận

Trên đây là thông tin về Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Mong rằng qua bài viết đã giúp bạn trả lời những thắc mắc về Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Quốc rồi phải không?

Trả lời

TIN TỨC LIÊN QUAN